Theo Bộ Y tế, đến nay đã có 1.000 hộ chiếu vaccine được cấp cho người đã tiêm chủng vaccine phòng COVID-19 đã được nhập dữ liệu đầy đủ; Do tỷ lệ bao phủ vaccine phòng COVID-19 cao và chăm sóc đối tượng nguy cơ cao nên tỷ lệ tử vong/mắc COVID-19 ở nước ta giảm sâu.

Số mắc COVID-19 của 5 tỉnh, thành cao nhất là bao nhiêu?

Thống kê của Bộ Y tế cho thấy, ngày 1/4, trên Hệ thống Quốc gia quản lý ca bệnh COVID-19 ghi nhận 72.556 ca mắc COVID-19 mới, giảm 8.272 ca so với ngày trước đó tại 62 tỉnh, thành phố (có 51.351 ca trong cộng đồng). Đây là số mắc thấp nhất trong hơn 1 tháng qua, tính từ ngày 26/2/2022.

Ngoài Hà Nội có 28 tỉnh, thành phố khác ghi nhận ca mắc trên 1.000 ca/ ngày; trong khi trước đó vài tuần số tỉnh, thành có ca mắc từ 1.000 ca/ngày trở lên thường dao động ở mức ngoài 40 tỉnh, thành.

Theo đó, đã vài tuần, số ca mắc mới trung bình trong nước của 7 ngày qua mới có con số 86.561 ca/ngày;

Kể từ đầu dịch đến nay Việt Nam có 9.650.663 ca mắc COVID-19, đứng thứ 12/227 quốc gia và vùng lãnh thổ, trong khi với tỷ lệ số ca nhiễm/1 triệu dân, Việt Nam đứng thứ 110/227 quốc gia và vùng lãnh thổ (bình quân cứ 1 triệu người có 97.615 ca nhiễm).

Đợt dịch thứ 4 (từ ngày 27/4/2021 đến nay): Số ca nhiễm ghi nhận trong nước là 9.642.929 ca, trong đó có 7.603.659 bệnh nhân đã được công bố khỏi bệnh.

Các địa phương ghi nhận số nhiễm tích lũy cao trong đợt dịch này: Hà Nội (1.782.516), TP. Hồ Chí Minh (595.310), Nghệ An (395.097), Bình Dương (377.548), Hải Dương (345.273).

Vì sao tỷ lệ tử vong/mắc COVID-19 ở nước ta giảm sâu?

Đến nay tổng số ca mắc COVID-19 ở nước ta được điều trị khỏi đã là 7.606.476 ca

Số bệnh nhân nặng đang điều trị giảm dần bằng khoảng cách đây 1 tháng, còn 2.541 ca, trong đó: Thở oxy qua mặt nạ: 1.704 ca; Thở oxy dòng cao HFNC: 213 ca; Thở máy không xâm lấn: 59 ca; Thở máy xâm lấn: 209 ca; ECMO: 0 ca

Số bệnh nhân tử vong cũng giảm nhiều, ngày 1/4 còn 33 ca, thấp nhất trong gần 2 tháng qua.

Trung bình số tử vong ghi nhận trong 07 ngày qua: 47 ca. Tổng số ca tử vong do COVID-19 tại Việt Nam tính đến nay là 42.526 ca, chiếm tỷ lệ 0,4% so với tổng số ca nhiễm.

Tổng số ca tử vong xếp thứ 24/227 vùng lãnh thổ, số ca tử vong trên 1 triệu dân xếp thứ 130/227 quốc gia, vùng lãnh thổ trên thế giới. So với châu Á, tổng số ca tử vong xếp thứ 6/49(xếp thứ 3 ASEAN), tử vong trên 1 triệu dân xếp thứ 25/49 quốc gia, vùng lãnh thổ châu Á (xếp thứ 4 ASEAN).

Theo Bộ Y tế, số ca mắc mới COVID-19 cao chủ yếu do biến thể BA.2 của biến chủng Omicron làm lây lan nhanh hơn, tuy nhiên ít tăng nặng hơn. Do tỷ lệ bao phủ vaccine phòng COVID-19 cao trên phạm vi toàn quốc, đặc biệt là đã có sự chăm sóc đối tượng nguy cơ cao nên tỷ lệ tử vong/mắc trên phạm vi toàn quốc giảm sâu.

Đã cấp 1.000 hộ chiếu vaccine cho người đã tiêm vaccine phòng COVID-19 đủ điều kiện

Thông tin từ Bộ Y tế cho biết dự kiến hôm nay- ngày 2/4 sẽ Bệnh viện E bắt đầu cấp hộ chiếu vaccine cho người đã tiêm vaccine phòng COVID-19 và có thông tin trên hệ thống đầy đủ.

Trước đó, đến cuối tháng 3/2022 đã có 1.000 người tiêm vaccine phòng COVID-19 tại Bệnh viện Bạch Mai và có nhu cầu hộ chiếu vaccine để đi công tác, du lịch… đã được cấp hộ chiếu.

Đây là những người đầu tiên ở Việt Nam được cấp hộ chiếu vaccine, theo Bộ Y tế qua thí điểm ban đầu cho thấy trình tự cấp theo quy định Bộ Y tế ban hành tháng 12/2021 đảm bảo thông suốt để cấp chứng nhận tiêm chủng theo định dạng chuẩn quốc tế cho người có nhu cầu.

Dự kiến đầu tuần tới Bộ Y tế sẽ tổ chức hội nghị triển khai cấp hộ chiếu vaccine cho 63/63 tỉnh thành và sẽ bắt đầu chính thức cấp hộ chiếu vaccine rộng rãi ngay sau đó.

Theo ông Nguyễn Bá Hùng- Phó Giám đốc Trung tâm dữ liệu y tế, Cục Công nghệ thông tin, Bộ Y tế, hộ chiếu vaccine bản chất là chứng nhận tiêm vaccine điện tử.

Trên chứng nhận này bao gồm 11 thông tin, đầy đủ các thông tin của người tiêm chủng gồm… Họ và tên; Ngày tháng năm sinh; Quốc tịch; Bệnh dịch mà chứng nhận nhắm tới; Số mũi tiêm đã nhận; Ngày tiêm; Liều số; Vaccine; Sản phẩm vaccine; Nhà cung cấp hoặc sản xuất vaccine; Mã số của chứng nhận

Bản chất của hộ chiếu vaccine điện tử là mỗi người dân sẽ có mã QR giống như mã QR trên ứng dụng PC-COVID hiện nay, chỉ khác là chúng ta sử dụng các tiêu chuẩn của Tổ chức Y tế thế giới và Liên minh Châu Âu để có thể xác minh thông tin lẫn nhau khi ra nước ngoài.

Tổng hợp những thông tin cần nắm về hộ chiếu vaccine

Hộ chiếu vaccine được cập nhật ở đâu?

Theo ông Nguyễn Bá Hùng- Phó Giám đốc Trung tâm dữ liệu y tế, Cục Công nghệ thông tin, Bộ Y tế, hộ chiếu vaccine bản chất là chứng nhận tiêm vaccine điện tử.

Trên chứng nhận này bao gồm 11 thông tin, đầy đủ các thông tin của người tiêm chủng gồm… Họ và tên; Ngày tháng năm sinh; Quốc tịch; Bệnh dịch mà chứng nhận nhắm tới; Số mũi tiêm đã nhận; Ngày tiêm; Liều số; Vaccine; Sản phẩm vaccine; Nhà cung cấp hoặc sản xuất vaccine; Mã số của chứng nhận.

“Bản chất của hộ chiếu vaccine điện tử là mỗi người dân sẽ có mã QR giống như mã QR trên ứng dụng PC-COVID hiện nay, chỉ khác là chúng ta sử dụng các tiêu chuẩn của Tổ chức Y tế thế giới và Liên minh Châu Âu để có thể xác minh thông tin lẫn nhau khi ra nước ngoài”- Phó giám đốc Trung tâm dữ liệu Y tế Nguyễn Bá Hùng giải thích.

Hộ chiếu vaccine sẽ được cập nhật trên ứng dụng Sổ sức khỏe điện tử, PC-COVID hoặc trang tra cứu của Bộ Y tế (dự kiến công bố vào tuần tới). Hộ chiếu vaccine về mặt kỹ thuật có thời hạn 12 tháng. Hết thời hạn trên hệ thống sẽ tự động tạo mã QR mới.

Ông Bá Hùng cũng cho biết, từ ngày 30/3/2022, Bộ Y tế đã thực hiện cấp “Hộ chiếu vaccine” cho hơn 1.000 đối tượng tiêm tại Bệnh viện Bạch Mai, trong tuần tới, sẽ thực hiện cấp “Hộ chiếu vaccine” cho người dân.

Tiêm vacxin phòng COVID-19 rồi nhưng chưa có thông tin trên hệ thống, người dân phải làm gì?

Trước băn khoăn về việc người dân đã tiêm vaccine phòng COVID-19 nhưng hiện vẫn chưa có thông tin trên hệ thống, ông Nguyễn Bá Hùng cho hay: Người dân cần gửi phản ánh lên hệ thống tiêm chủng quốc gia để được cập nhật dữ liệu hoặc liên hệ trực tiếp với cơ sở tiêm chủng để được cập nhật. Nếu không có dữ liệu trên hệ thống, sẽ không được cấp hộ chiếu vaccine.

Về băn khoăn với những người không sử dụng hoặc không có khả năng sử dụng smartphone thì hộ chiếu vacxin sẽ được cấp ra sao khi đi ra nước ngoài? Phó Giám đốc Trung tâm dữ liệu y tế cho biết, Bộ Y tế hiện đang phối hợp với các đơn vị xây dựng trang thông tin cho phép người dân tra cứu hộ chiếu vaccine và sẽ công bố trong tuần tới. Người dân có thể in ra giấy để sử dụng.

Cũng có ý kiến bày tỏ lo lắng về việc đã tiêm 3 mũi vaccine phòng COVID-19, đã được cập nhật đầy đủ trên hệ thống tiêm chủng quốc gia, nhưng do 2 cơ sở tiêm chủng khác nhau thì có được cấp hộ chiếu vaccine không? Ông Nguyễn Bá Hùng nêu rõ: Các cơ sở tiêm chủng sẽ có trách nhiệm ký chứng nhận các mũi tiêm do cơ sở thực hiện tiêm. Cục Y tế dự phòng thực hiện ký số tập trung gộp các mũi tiêm và người dân sẽ nhận được mã QR mà không phải làm gì thêm.

Đã có bao nhiêu quốc gia công nhận hộ chiếu vaccine Việt Nam?

Việt Nam đã đạt thỏa thuận công nhận hộ chiếu vaccine lẫn nhau với 17 quốc gia, theo Bộ Ngoại giao.

Người phát ngôn Bộ Ngoại giao Lê Thị Thu Hằng hôm nay cho biết tính đến ngày 17/3, Việt Nam đã đạt thỏa thuận về công nhận hộ chiếu vaccine lẫn nhau với 17 quốc gia gồm Mỹ, Anh, Nhật Bản, Australia, Belarus, Ấn Độ, Philippines, Maldives, Palestine, Campuchia, Thổ Nhĩ Kỳ, Ai Cập, Sri Lanka, New Zealand, Singapore, Saint Lucia và Hàn Quốc.

Người mang hộ chiếu vaccine của các nước này vào Việt Nam và của Việt Nam đến các nước này được áp dụng những biện pháp y tế như người đã tiêm vaccine ở sở tại. Việc công nhận gồm miễn thủ tục chứng nhận lãnh sự, hợp pháp hóa lãnh sự khi sử dụng giấy tờ này tại nước tiếp nhận.

Đây là cơ hội tuyệt vời cho những công dân Việt Nam mong muốn tham gia chương trình đầu tư quốc tịch của Turkey để Định Cư Thổ Nhĩ Kỳ.

Bà Lê Thị Thu Hằng cho biết Bộ Ngoại giao và các cơ quan đại diện Việt Nam ở nước ngoài đang chủ động đàm phán, đẩy nhanh quá trình công nhận hộ chiếu vaccine lẫn nhau với các quốc gia và vùng lãnh thổ.

Việt Nam đang tạm thời công nhận mẫu giấy chứng nhận tiêm vaccine của 79 quốc gia, vùng lãnh thổ.

Hộ chiếu vaccine của Việt Nam có 11 thông tin về người mang, số lượng, chủng loại vaccine được tiêm, cùng với mã số của chứng nhận. Các thông tin sẽ được ký số, mã hóa và đóng gói dưới dạng mã QR định dạng 2D. Mã QR trên hộ chiếu vaccine sẽ hết hạn sau 12 tháng kể từ ngày khởi tạo.

Nhiều quốc gia đã áp dụng hộ chiếu vaccine để mở cửa nền kinh tế, đưa hoạt động kinh tế, xã hội trở lại bình thường mới.

Trong cuộc họp báo tháng hồi tháng 11/2021, bà Hằng cho hay Việt Nam chấp nhận các loại vaccine được Tổ chức Y tế Thế giới (WHO), Trung tâm Kiểm soát và Phòng ngừa Dịch bệnh Mỹ (CDC), Cơ quan Quản lý Dược phẩm châu Âu và Bộ Y tế Việt Nam cấp phép sử dụng trong trường hợp khẩn cấp.

Khi nào được cấp hộ chiếu vaccine?

Ngày 1/4, ông Nguyễn Bá Hùng, Phó Giám đốc Trung tâm Dữ liệu y tế, Cục Công nghệ thông tin (Bộ Y tế) cho biết, từ 30/3/2022, Bộ Y tế đã thực hiện cấp hộ chiếu vaccine cho hơn 1.000 đối tượng tiêm tại Bệnh viện Bạch Mai. Trong tuần tới, Bộ Y tế sẽ có văn bản chỉ đạo triển khai việc cấp hộ chiếu vaccine cho người dân.

Đối với người dân chưa có thông tin các mũi tiêm trên Hệ thống tiêm chủng quốc gia, ông Nguyễn Bá Hùng đề nghị người dân gửi phản ánh lên Hệ thống tiêm chủng quốc gia để được cập nhật dữ liệu hoặc liên hệ trực tiếp với cơ sở tiêm chủng để được cập nhật. Nếu không có dữ liệu trên hệ thống, sẽ không được cấp hộ chiếu vaccine.

Mỗi người dân đã tiêm chủng vaccine COVID-19 và đã được cơ sở tiêm chủng nhập dữ liệu lên hệ thống thì sẽ được cấp hộ chiếu vaccine với thông tin tương ứng với số mũi tiêm.

Hộ chiếu vaccine sẽ được thông tin trên ứng dụng Sổ sức khỏe điện tử, PC-COVID hoặc trang tra cứu của Bộ Y tế. Vì vậy người dân không cần làm thủ tục gì để được cấp hộ chiếu vaccine.

Cũng theo ông Nguyễn Bá Hùng, hộ chiếu vaccine bản chất là chứng nhận tiêm vaccine điện tử. Bởi vậy, trên chứng nhận này bao gồm 11 thông tin, đầy đủ các thông tin của người tiêm chủng, loại vaccine, ngày tiêm chủng…

Hộ chiếu vaccine về mặt kỹ thuật sẽ có thời hạn 12 tháng. Hết thời hạn này, hệ thống sẽ tự động tạo mã QR mới. Mã QR hộ chiếu vaccine của Việt Nam sử dụng tiêu chuẩn do tổ chức WHO và EU ban hành.

“Trường hợp mất giấy xác nhận tiêm chủng nhưng trên hệ thống đã được cập nhật thông tin thì không ảnh hưởng gì đến việc cấp hộ chiếu vaccine”, ông Nguyễn Bá Hùng nói.

Nguồn: https://gig.com.vn/thong-tin-ho-chieu-vaccine/